MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN BỨC XẠ

05/06/2019
Ô nhiễm phóng xạ, bức xạ luôn là một vấn đề mà chúng ta phải thường xuyên lưu tâm. Chúng ta liệu có đang làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân? Để biết được điều này, chúng ta cần hiểu một khái niệm “Liều bức xạ hạt nhân”, để biết liều bức xạ hạt nhân bao nhiêu là đảm bảo an toàn.
 
 

Ô nhiễm phóng xạ, bức xạ luôn là một vấn đề mà chúng ta phải thường xuyên lưu tâm. Chúng ta liệu có đang làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân? Để biết được điều này, chúng ta cần hiểu một khái niệm “Liều bức xạ hạt nhân”, để biết liều bức xạ hạt nhân bao nhiêu là đảm bảo an toàn.

 

 

Ô nhiễm phóng xạ cao tại Việt Nam

Từ những năm 30, Uỷ ban Quốc tế về An toàn bức xạ, viết tắt là ICRP đã khuyến cáo rằng mọi tiếp xúc với bức xạ vượt quá giới hạn phông bình thường nên giữ ở mức độ càng thấp càng tốt. Khuyến cáo đó được bổ sung bằng những khuyến cáo giới hạn liều được điều chỉnh hàng năm, để giúp đỡ công nhân làm việc trong điều kiện bức xạ và công chúng nói chung phòng tránh quá liều. Các giới hạn khuyến cáo gần đây nhất được đưa ra năm 1990. Nó không là giới hạn bắt buộc, nhưng đã được thông qua như là quy tắc luật pháp ở nhiều nước.
Liều bức xạ được thể hiện bằng Sievert (Sv) theo tên của tiến sỹ Rolf Sievert, người Thuỵ Điển đi đầu trong lĩnh vực an toàn bức xạ. Nó thể hiện tổng năng lượng bức xạ hấp thụ bởi tế bào sống và mức độ ảnh hưởng sinh học mà nó gây ra. Vì Sv là một đơn vị đo lường tương đối lớ,n nên người ta thường dùng mili Sievert (mSv). Liều bức xạ tự nhiên trung bình đối với một người là từ 0,001 đến 0,002 Sv hoặc là từ 1 – 2 mSv/năm. Radon trong nhà trung bình tạo ra liều bổ sung khoảng 1 – 3 mSv/năm, còn những ngôi nhà bị ảnh hưởng nặng, thì liều ở đó có thể cao hơn đến 10 hoặc 100 lần. Một lần chụp X quang thường phải chịu liều từ 0,2 đến 5 mSv.

 

 

Tác hại của việc nhiễm xạ hạt nhân

Cùng với sự phát triển của các công nghệ mới, thì tác dụng của bức xạ ion hoá cũng được hiểu biết tốt hơn và một hệ thống an toàn bức xạ tiên tiến đã được phát triển.
Rất ít khả năng rủi ro lại được hiểu biết cặn kẽ như bức xạ, và cũng như được quy tắc hóa và thực hiện tốt như an toàn bức xạ. Mặc dù tai nạn cũng đã xảy ra, những tiến bộ vượt bậc cũng đang đạt được trong lĩnh vực an toàn bức xạ hạt nhân, như việc tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân đã cũ, hoặc kém độ tin cậy, để giảm thiểu hoặc loại trừ khả năng của các tai nạn lớn như ở Chernobyl 1986.
Bức xạ phát ra từ những vật liệu phóng xạ được hấp thu bởi bất cứ vật liệu nào mà nó chạm phải, vật liệu vô sinh hoặc tế bào sống. Một kilogam vật liệu hấp thụ một số năng lượng bức xạ (đo bằng Joul hoặc J). Đơn vị J/kg được dùng để đo liều hấp thụ. Trong an toàn bức xạ gọi là Gray (Gy). Liều hấp thụ bản thân nó không mang chỉ số về khả năng ảnh hưởng sinh học. Một Gy của bức xạ Alpha nguy hiểm hơn một Gy của bức xạ Gamma khoảng 20 lần. Bức xạ Gamma ít nguy hiểm hơn bức xạ Alpha. Tia Alpha xuyên sâu vào mô, trước khi làm bị thương phần nhân tế bào, rồi tiếp tục xuyên qua cơ thể và năng lượng của nó giảm dần. Tia Gamma chỉ huỷ hoại tế bào ở từng chỗ, vì vậy tế bào vẫn có thể tồn tại và có khả năng hồi phục. Tia Alpha thì huỷ hoại nặng ở một vùng nhỏ và làm tổn thương nhiều hơn cho mô sống. Mức độ nguy hiểm gây ra bởi các loại bức xạ khác nhau được xác định bằng cách nhân liều bức xạ hấp thu (Gy) với trọng số bức xạ, thấp nhất là 1 đối với bức xạ Gamma và cao nhất là 20 đối với bức xạ Alpha. Khi một liều hấp thụ được nhân với trọng số bức xạ thích hợp, thì kết quả tính được là liều tương đương, đo bằng Sv hay mSv. Mọi liều tính bằng Sv hay mSv đều tương đương nhau, không kể là loại bức xạ nào.

 

 

gioi-han-lieu

Giới hạn liều bức xạ theo quy định 

Giới hạn liều đối với con người là bao nhiêu? Trong nhiều trường hợp, kể cả bức xạ phông, cũng như trong điều kiện làm việc ở nhà máy điện hạt nhân, liều bức xạ thường được phân bố đều trên toàn cơ thể. Chiếu xạ cũng có thể hướng vào một bộ phận của cơ thể (như trong xạ trị), hoặc ở một bộ phận nào đó của cơ thể (bức xạ Beta đối với da, hoặc Iôt đối với tuyến giáp). Bởi một số cơ quan trong cơ thể nhạy cảm hơn đối với bức xạ, trọng số mô được sử dụng để chỉ các nguy cơ tương đương của chiếu xạ cục bộ và chiếu xạ toàn thân. Để nhấn mạnh khi áp dụng trọng số mô, người ta dùng thuật ngữ liều hiệu dụng. Ví dụ: ICRP đã khuyến cáo là nên dùng trọng số mô bằng 0,05 trong trường hợp tuyến giáp. Như vậy nếu tuyến giáp nhận một liều hấp thu Gamma là 1.000 mGy thì liều hiệu dụng tương đương là 50 mSv (0,5 x 1 x 1.000).

Đối với công nhân: Theo khuyến cáo của ICRP, thì mức liều đối với công nhân không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv. Giới hạn liều được chọn để bảo đảm rằng, rủi ro nghề nghiệp đối với công nhân bức xạ không cao hơn rủi ro nghề nghiệp trong các ngành công nghiệp khác được xem là an toàn nói chung. Đối với công chúng: Giới hạn liều đối với công chúng nói chung thấp hơn đối với công nhân. ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với công chúng không nên vượt quá 1 mSv/1 năm. Đối với bệnh nhân: ICRP không có khuyến cáo giới hạn liều đối với bệnh nhân. Ở nhiều cuộc chụp X quang, bệnh nhân phải chiếu liều cao hơn nhiều lần so với giới hạn liều cho công chúng. Trong xạ trị, liều chiếu có thể tăng gấp hàng trăm lần so với giới hạn liều đối với công nhân. Bởi vì liều xạ được dùng là để xác định bệnh và để chữa bệnh, nên hiệu quả của điều trị được xem là cần thiết hơn ngay cả khi phải dùng đến liều cao. Nhờ có các tiêu chuẩn an toàn cao trong công nghiệp hạt nhân, những rủi ro bức xạ đối với công nhân được giữ ở mức thấp nhất.

Có những thiết bị đo liều nào ?

Liều kế cá nhân là thiết bị thông dụng để đo liều bức xạ, suất liều được đo bằng liều kế cá nhân. Ở những nơi làm việc như những nhà máy điện hạt nhận, các ngành công nghiệp sử dụng tia X, hay phòng công tác nghiên cứu người ta cũng đeo liều kế nhỏ như: liều kế nhẫn, liều kế mắt. Bên cạnh đó, việc sử dụng liều kế tại các bệnh viện cũng ngày càng được chú trọng.

 

 

2

Liều kế cá nhân đo liều bức xạ của công nhân viên làm việc trong môi trường nhiễm xạ

Trong một số dụng cụ đo liều truyền thống dựa trên cơ sở phim được đựng trong một hộp kín sáng, khi bức xạ đi qua phim đó và tạo lên hình ảnh. Bằng cách rửa phim và đo độ tối trên phim hàng tháng thì sẽ tính được liều lượng bức xạ mà người đeo liều kế nhận được. Tuy nhiên, mỗi lần kiểm tra liều kế thì lại phải thay phim mới. Giờ đây, một loại liều kế mới hơn là liều kế cá nhân TLD – nhiệt huỳnh quang. Với loại này thì nhạy hơn loại truyền thống trên và có thể sử dụng lại được ngay sau khi đọc.
Suất liều là liều nhận trong một đơn vị thời gian, chẳng hạn trong một giờ. Nếu liều nhận được trong 1 giờ là 0,5 mSv, thì suất liều là 0,5 mSv. Trong 2 giờ liều nhận được là 1 mSv và 6 giờ liều nhận được là 3 mSv. Nếu liều bức xạ trong một căn phòng công nhân làm việc là 0,1 mSv/h và giới hạn liều cho công nhân là 20 mSv, thì người công nhân đó phải kết thúc công việc trong 200 giờ.
Qua đây, Adtechco.vn muốn giới thiệu tới quý doanh nghiệp dịch vụ đọc liều bức xạ và cho thuê liều kế cá nhân. Công ty chúng tôi là đại lý độc quyền cho một số hãng sản xuất thiết bị liều kế và đọc liều nổi tiếng thế giới như: Rados, …… Vì thế các thiết bị chúng tôi cung cấp hoàn toàn đảm bảo chất lượng, theo tiêu chuẩn quốc tế.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số: 01636529555 để được tư vấn trực tiếp về sản phẩm cũng như dịch vụ của chúng tôi.

Đối tác